KINH NGHIỆM NUÔI CU GÁY ĐẺ.

Cho chim cu gáy ăn cám cò nó sẽ đẻ đúng lứa hơn nhưng nên cho ăn đúng thời điểm và vẫn phải lấy thóc làm thức ăn chính, bổ sung cám cò và các loại thức ăn khác nữa (đậu, vừng, vỏ trứng nghiền, cát, sỏi, khoáng chất....). Hiện bác có chim mái, nếu có hứng thú nuôi gáy đẻ tiếp bác nên chọn lấy 2 chú đực nữa (nên chọn con đực già tuổi hơn và tốt nhất là đực đã thuần rồi) sau đó nhốt con đực cạnh lồng con mái định ghép cho chúng quen dần với nhau. 
Cá Cảnh
Sau 1 thời gian tuỳ cảm nhận về chim nó đã thân thiện với nhau chưa thì nhốt chung vào 1 lồng nuôi cu gáy đẻ. Mới đầu có thể chúng vẫn đánh nhau nhưng kệ nó - chỉ sau một thời gian nhất định là chúng sẽ quấn quít nhau thôi. Nói như bác Liêm là khi nào thấy chúng bắt chấy, bắt rận (tức là rỉa lông cho nhau) là ổn và một ngày đẹp trời nào đó nếu bác đứng gần đó mà thấy con mái tự nhiên xù lông rồi gừ rừ....gừ rừ...cù...cù...rất hứng khởi có nghĩa là chúng vừa đực - mái với nhau đấy và việc còn lại là bác hãy chuẩn bị chu đáo cho chúng cái ổ (có thể lấy cái rá nhựa nhỏ hoặc cái rế nồi bằng tre đan bán ngoài chợ và lót vào đó cho chúng cái xơ mướp hoặc thả ít rơm sạch vào lồng cho chúng tự làm ổ, nhưng tốt nhất là lấy cái xơ mướp và lót buộc cẩn thận để cố định ổ đảm bảo việc giữ nhiệt cho trứng trong quá trình ấp) 

Em xin phép nói thêm về cái ổ của chúng: bác lên làm cái ổ nhỏ chỉ đủ cho 1 con ấp thôi chứ đừng làm ổ rộng nhiều khi 2 con cùng vào ấp và như vậy có thể 2 con cùng nghỉ giải lao sẽ làm quá trình ấp không liên tục, mất nhiệt... ảnh hưởng tới việc trứng nở đúng ngày và dễ bị hỏng. Lót ổ bằng rơm sạch hoặc xơ mướp và tốt nhất là cuộn ổ, rải ổ cho đều và lấy dây nhỏ buộc xuống đáy ổ cho chắc tránh trường hợp khi chim ấp nó ẽ đảo trứng và đảo luôn lót ổ và như vậy có thể chố thì có rơm, chỗ thì trơ đáy ổ ra sẽ làm trứng không được an toàn và mất nhiệt. 
Cá Cảnh
Sau khi chúng đã quen nhau thì chuẩn bị ổ cho chúng luôn đi vì khi chưa đẻ chúng vẫn vào ổ nằm ấp (quê em gọi là ấp bóng). Và chắc chắn một điều đã rỉa lông cho nhau như vậy trứng sẽ có đực (nếu theo dõi sẽ biết được lúc chúng đạp mái). Việc làm ổ ấp trước cho chúng vào nằm là để chúng làm quen sẽ hạn chế được việc chim mái đẻ rớt trứng ra ngoài bị vỡ. 

Chim ấp mấy lứa đầu dễ bị hỏng vì chim chưa quen hay bỏ ấp. Các yếu tố bên ngoài tác động làm chim bỏ ấp đó là: treo các lồng chim gáy khác cạnh chúng làm chim đực gù đấu, chim mái ghen tức; chủ nhân vì tò mò ngó xem nhiều quá hoặc cho nhiều người vào xem; chủ nhân dùng tay lấy trứng ra xem làm quả trứng có hơi lạ...vv..Tóm lại là hạn chế tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động. Khắc phục bằng cách che kín lồng lại để chúng được yên tĩnh, khi chúng đang ấp chỉ để hở chỗ đổ thức ăn và nước, không thèm ngó chúng nhiều làm gì cả; nếu muốn soi trứng để kiểm tra các bác phải dùng dụng cụ chế tác hoặc lấy ngay cái thìa ăn cơm ấy múc trứng ra rồi nhẹ nhàng dùng hai đầu ngón tay cầm quả trứng lên xem chứ đừng cho trứng vào lòng bàn tay có nhiều mồ hôi gây mùi lạ chúng cũng bỏ ấp (tốt nhất là không làm gì cả). 

Nếu vì 1 lý do gì đó mà các bác thấy chúng bỏ ổ không ấp khoảng 2 ngày thì tốt nhất không tiếc nữa mà lấy luôn trứng ra và cho ăn theo quy trình, chỉ sau đó khoảng 5 ngày chim lại đẻ lứa mới. 

Chim gáy đẻ cách nhật, quả đẻ trước và quả đẻ sau khác nhau về hình dáng (tròn, to và dài bầu dục). Dựa vào đặc điểm này các bác có thể đánh dấu để phân biệt chim . mái, chim đực khi nó nở vì quả đẻ trước sẽ nở trước. Sau khi nở được khoảng 23 - 25 ngày thì tách chim non và lúc này chim non sẽ tự mổ ăn chứ cũng chẳng cần phải đút đâu. Khi tách chim non ra sau khoảng 5 ngày chim mẹ lại tiếp tục đẻ quả thứ nhất cho lứa tiếp theo, cách 1 ngày lại đẻ quả nữa và như vậy tính trung bình khoảng 45 ngày là ta có 1 đôi chim non. 

Sau khi chim non nở đổ hết thóc đi và bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám (mua loại cám bán cân hạt dài, nhỏ như viên đá lửa ấy cho nó đỡ tốn chứ nếu cám chim đóng túi thì hơi đắt- nhớ phải hỏi là cám chim chứ nếu mua nhầm cám cho lợn là chim đi đấy vì cám lợn nhiều muối, mặn). 

Mục đích cho ăn cám là để đảm bảo dinh dưỡng và cám mềm chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho con sẽ tốt cho chim con hơn. Sau khi nở khoảng 23 - 25 ngày chim non sẽ rời ổ tập bay, lúc này bác để cho chim non ở thêm với bố, mẹ nó độ 5 ngày nữa thì tách ra lồng riêng và khi tách chim non cũng là lúc bác cho chim bố, mẹ ăn thóc trở lại; nếu có thể bổ sung vỏ trứng nghiền nhỏ và đá ong cà nhuyễn nữa thì càng tốt để đủ chất tạo canxi cho lứa trứng mới. Khi tách chim non nên lựa buổi tối mà tách để chim bố, mẹ đỡ nhớ con ảnh hưởng tới lứa tiếp theo (khi tách nếu để bố mẹ nó nhìn thấy bố, mẹ nó sẽ bay nháo nhác, gáy gù liên tục). 

Chim cu gáy non nếu để đủ ngày như trên mới tách thì khi tách ra bác cho nó ăn gạo khoảng 1 tuần rồi hãy cho ăn thóc để đỡ hại dạ dầy, tuần tiếp theo cho ăn thóc đã ngâm qua nước cho ẩm, mềm và sau đó thì cho ăn như chim trưởng thành. Cũng có người muốn chim mau dạn người nên tách chim non sớm hơn nhưng nếu thế thì nuôi bộ hơi vất vả: ngào cám cho đủ độ dẻo rồi vê viên đút cho chim non ăn, trước khi đút nhúng viên cám qua nước lần nữa cho nó khỏi dẻo quá mà nghẹn chim 

Cu gáy non sau khi biết mổ ta tách mẹ cho chúng ra ở riêng. Con mái đã được đánh dấu trứng từ trước hoặc bằng kinh nghiệm phân biệt trống mái các bác để riêng ra để nếu muốn ghép thêm đôi đẻ nữa thì tiếp tục ghép với con trống trưởng thành khác. Hai con trống - mái này nếu nuôi để nghe gáy thì chúng cũng gù gáy chẳng kém gì nhau, có con mái gù gáy còn hơn con đực nhưng tỷ lệ thấp. 

Về thức ăn của cu non ở 1 tuần đầu sau khi tách thì cho ăn gạo, sau đó là thóc ngâm qua nước cho mềm và dần dần cho ăn thóc và các thức ăn khác như cu trưởng thành tránh cho ăn gạo kéo dài chim sẽ quen gạo mà không thèm ăn thóc. Em đã bị 1 chú non quen ăn gạo giờ cho thóc vào nó không ăn mặc dù đã bỏ đói rồi mới cho thóc vào nhưng nó vẫn không thèm đoái hoài đến thóc. 


Nuôi được tầm 2 - 3 tháng nhổ lông đuôi và bổ sung thức ăn như vừng, đỗ xanh, dầu gấc...để thúc cho chim mau nổi và nghe đâu có bác còn luyện được cả cu non thành mồi nhưng chắc vất vả hơn là cu bẫy về; còn muốn luyện thành cu khách thì cái anh nuôi non lên rất hợp các bác ạ vì chim non dạn người hơn. 

Cách nuôi chim cu gáy non
Mua 2 chai nhựa nhỏ (lớn gấp 4 lần chai thuốc nhỏ mắt, hình dáng cũng giống như chai thuốc nhỏ mắt vậy đó), 1chai dùng đựng cám chim ăn, 1 chai đựng nước cho chim uống. Lấy cám thức ăn của chim khoảng chừng 3 muỗng canh trộn với 1 ít nước nóng (đừng nóng quá) khuấy lên cho cám tan ra sẽ được 1 chén nhỏ bột nhão giống như hồ dán giấy vậy đó. Múc cám đã khuấy đổ vào chai nhựa cho đầy và đậy nắp lại, cắt 1 lỗ nhỏ trên đầu nắp để khi cho ăn ta xịt nó vào miệng chim non (nếu nó không tự mở miệng thì ta lấy tay mở miệng nó ra, bóp chai nhựa cho bột nó xịt ra, mỗi lần xịt vào miệng chim lượng bột vừa đủ tránh chim bị mắt nghẹn, một vài lần chim non sẽ tự mở miệng đòi ăn, khi quen rồi nó sẽ đòi ăn la Chét Chét nhứt đầu với nó luôn).
   Cứ như thế chỉ trong 5, 6 ngày là chim con sẽ lớn và tự ăn được ( khi thấy chim con đã mọc cánh đầy đủ rồi thì lấy cám và hạt kê thả dưới đáy lồng, theo bản năng chim con sẽ tự mổ ăn và quen dần ).

Chim cu gáy con thường khó cho ăn, vì loài cu cườm khi đói chỉ kêu iết iết iết chứ không chịu mở miệng ...nên người nuôi phải mớm mồi ngày 4 cử ... dùng đậu phộng nữa hạt bóp mềm ...bạch miệng đút vào 6, 7 hạt sau đó dùng ống tiêm không kim bơm nước vào, dùng tay rờ vào bầu diều thấy no là được ...sau đó ta cho ăn vài hạt lúa đả ngâm nước ...cẩn thận coi chừng xóc lúa vào cổ .... bỏ trong lồng 1 ít lúa, một ít đậu phộng, một ít nước uống .
    Để cho nó há miệng thì làm thế này: nếu dùng tay phải để cầm mồi đút cho chim thì, tay trái, ngón trỏ và ngón cái tạo một vòng tròn, đưa mỏ chim vào đó sao cho tay sát vào đầu chim. Tức là mỏ chim đã lọt hẳn ra ngoài, cái vòng tròn do tay tạo ra , cho vòng tròn này (do ngón cái, và trỏ, tạo ra) ôm sát vào mỏ chim một chút ko chặt quá, tức lúc này nó đang nằm ở ranh giới gữa mỏ và đầu , thì chim sẻ hả miệng ra, tay phải dùng hổn hợp mồi đã chuẩn bị sẵn đút cho chim.