Hướng dẫn làm chuồng và cách chăm sóc Chim Bồ Câu.


Hướng dẫn làm chuồng và cách chăm sócNuôi chim bồ câu lấy thịt giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Người nuôi chim bồ câu không phải đầu tư nhiều, nhanh thu hồi vốn nên nó đã trở thành một trong những nghề mang lại thu nhập cao và ổn định cho người chăn nuôi .
  

Để có con giống chất lượng tốt bà con nông dân nên tìm mua tại các trại, các cơ sở có uy tín , có quy mô và kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi Chim Bồ Câu nói chung và chăn nuôi Chim Bồ Câu Pháp nói riêng . Tại đó bà con được cung cấp những kinh nghiệm quý báu từ thực tế chăn nuôi , được hỗ trợ vế kỹ thuật chuồng trại , cách chăm sóc , phòng trị bệnh tốt nhất .

Sau đây là một số kỹ thuật về chuồng trại và cách chăm sóc cơ bản nhất để bà con tham khảo :

1. Chuồng nuôi chim bồ câu

CÁCH LÀM CHUỒNG NUÔI CHIM BỒ CÂU DẠNG QUẦN THỂ ( DẠNG BÁN CÔNG NGHIỆP )

Trước tiên cần phải xác định số lượng sẽ nuôi hiện tại và trong thời gian sau đó để xây chuồng trại hợp lý , định mức hợp lý cho dạng nuôi quần thể là 1m2 nuôi được 2-3 cặp chim . Với các gia đình có thể tận dụng các trại cũ , chuồng gà, chuồng lợn bỏ không , nhà cũ …Dùng lưới B40 , lưới cước , lưới mắt cáo….vây kín xung quanh để không cho chim ra ngoài, nên vây thêm hoặc xây thêm một khoảng không gian bên ngoài để làm chỗ cho chim phơi tắm nắng .

- Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, sạch sẽ, tránh gió lùa vào mùa đông, tránh ồn ào, tránh sự xâm nhập của chó, mèo , chuột .

- Chuồng nuôi có thể đóng bằng tre, gỗ hoặc xây bằng gạch chia làm 3 – 4 tầng và nhiều chuống nhỏ để tiết kiệm diện tích , giữa các tầng phải có ngăn chắn phân hoặc phải đóng khít tránh dơi phân xuống các tầng dưới . Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 50 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 40 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ: 1 để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào hoặc có thể để thông thoáng hết.

- Ổ đẻ có thể dùng bằng rổ nhựa loại nhỏ đường kính khoảng 20cm để làm tổ , dùng rơm để vặn tổ , hoặc dùng vỏ- lốp xe đạp cũ bỏ sau đó cắt đôi ra ,rồi bẻ ngược lại dùng dây hoặc đinh buộc lại sẽ thành một vòng tròn là 1 tổ chim rất đẹp , bền và rẻ . Các tổ phải để và buộc cố đính tránh chim nhảy lên làm lật tổ .

(Mô hình xây bằng gạch trong đó có bể cát , nước phía trước )

- Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh. Đơn giản là mua ống nhựa ống loại 90 sau đó cưa từng 1m rồi cắt vát tạo khe đổ thức ăn và để cho chim ăn , mua bình nước 3- 5 lít để đựng nước uống hang ngày choc him .

- Trong chuồng nuôi dạng quần thể nên xây 1 bể cát nhỏ để đựng cát vàng cho chim ăn cát sỏi, xây 1 bể tắm nhỏ choc Chim tắm .Có thể dùng thau , chậu để đựng nếu diện tích có hạn .

CÁCH LÀM CHUỒNG NUÔI CHIM BỒ CÂU DẠNG CÔNG NGHIỆP :

- Với mô hình nuôi chim bồ câu công nghiêp hiện nay ở phía Bắc chưa phát triển như các tỉnh phía Nam , để nuôi theo mô hình này cần phải đầu tư ban đầu nhiều hơn so với mô hình nuôi quần thể: đầu tư xây chuống trại , mua lồng nuôi công nghiệp , tốn công chăm sóc hơn , và phải xác định là nuôi với số lượng lớn . Nhưng đổi lại là hiệu quả kinh tế của cách này là cao nhất .

- Với mô hình này các gia đình vẫn có thể tận dụng nhà cũ, trại cũ mà không cần xây mới để tiết kiệm chi phí nhưng phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thật như ở mô hình nuôi quần thể .


- Cách làm chuồng công nghiệp : có thể mua chuồng nguyên bộ về lắp ghép nuôi rất thuận tiện và sạch sẽ . Ngoài ra bà con có thể tự đóng , hàn bắng tre, gỗ , sắt… làm theo mô hình của chuồng công nghiệp để cho thuận tiện việc chăm sóc , vệ sinh .

2. Chọn giống

Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn…. Nếu có đều kiện nên mua chim đã được ghép đôi hoặc mua chim từ 2 tháng tuổi trở lên .

Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 45 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, từ một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm.

CON GIỐNG: Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:

Chim bồ câu Pháp ti tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu

Giống Ngoại Tên tiếng Anh: Titan Tên khác: Bồ câu “Siêu nặng” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 647gam. Lúc 6 tháng tuổi:677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở/tổng trứng: 66-72%. Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%.

Chim bồ câu Pháp mi mát (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất màu trắng

Giống Ngoại Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 35-40 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 76- 82%. Tỷ lệ nuôi sống: 93-98%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm. Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 582-855gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con.

Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 5-6 tháng tuổi.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

3. Thức ăn cho chim bồ câu

Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.

Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 7h-8h giờ sáng và 2h-3h giờ chiều. Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) xay vỡ, ngoài ra trộn thêm cám Gà khoảng 20 -30% .

Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.
Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim, chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước. Đặc biệt, chim bồ câu rất thích tắm, nhất là trong thời gian thay lông, chim non thích tắm quanh năm.

4. Cách chăm sóc Chim bồ câu Non ( từ 1 tới 60 ngày tuổi ) :

Chim Non chưa có sức đề kháng tốt giống như chim trưởng thành vì vậy khâu chăm sóc thời gian này rất quan trọng để hạn chế hao hụt do bệnh tật, sau đây là quy trình chăm sóc cho chim Non thực tế hiện nay :

- Với chim non từ 1 – 10 ngày tuổi : thức ăn do chim bố mẹ bón , vì vậy cần bổ xung chất cho chim bố mẹ ăn như cám Gà để cho chim non dễ tiêu hóa và nhanh lớn, ngoài ra trong thời gian này cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle loại LASOTA hệ 1 : nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim non . Cho chim bố mẹ uống thêm các Vitamin ( điện giải , đường Gluco ) .

- Với chim Non từ 20 – 30 ngày tuổi : chim thời kỳ này đã mọc lông gần đầy đủ thức ăn vẫn do bố mẹ bón và đang học ăn vì vậy thức ăn vẫn nên mềm và đầy đủ chất để cho chim phát triển hết thể trạng chẩn bị tách mẹ . Trong thời gian này cho chim uống kháng thể để phòng bệnh Newastle , Gumboro , IB, và cách bệnh đường tiêu hóa . Chim được 10 – 15 ngày tuổi nên tách khỏi tổ đẻ đưa xuống tổ nuôi cho chim bố chăm sóc để sẵn sàng tổ cho chim mẹ đi đẻ tiếp .

- Chim từ 40 – 60 ngày tuổi : chim đã tự biết ăn và đã tách mẹ để nuôi chim giống hậu bị , vẫn nên cho thức ăn bổ xung , nhỏ LASOTA hệ 2 để phòng Newcastle cũng nhỏ 3 giọt như ở trên , thức ăn và nước uống cho chim non phải sạch sẽ để tranh chim bị đi ỉa , tiếp tục cho uống kháng thể phòng bệnh như ở trên ( kháng thể chim , gà vịt có thể cho uống 2 lần/tháng ) .Thời kỳ này chim Non có thể nhiễm các bệnh như :Thương Hàn , E.COLI, tụ huyết trùng , Newcastle, và bệnh đậu gà , vì vậy cần chú ý theo dõi thường xuyên chim Non để phát hiện kịp thời phòng và trị các bệnh này . Ngoài thị trường ở các quán bán thuốc Thú Y luôn có bán các loại thuốc phòng cho gia cầm Gà, Vịt ,Ngan , Chim , có loại kháng sinh tổng hợp có thể phòng và điều trị tổng hợp nhiều bệnh trong một gói thuốc. Cấn nắm rõ biểu hiện, quá trình chim bị ốm để xác định loại bệnh và mua thuốc đúng bệnh để điều trị thì mới có hiệu quả .

Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Muốn cho chim bồ câu khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ

- Chim bố mệ Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần cho chim

- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng 2 lần, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống: Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng
Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.

- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: Bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc chữa cho phù hợp.

Chăm sóc nuôi dưỡng: chim non (0-20 ngày tuổi) chim mới nở rất yếu, ít lông, chưa mở mắt và tự ăn được, việc nuôi dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ, nên chăm sóc nuôi dưỡng có tính chất quyết định, chim dò (1-6 tháng tuổi) sau 28 ngày chim con tách mẹ gọi là chim dò, sau khi rời tổ chim còn yếu khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ bị bệnh nên phải nuôi riêng. Chim sinh sản: giai đoạn này phải theo dõi kịp thời khi chim đẻ, bổ sung lót ổ bằng rơm sạch sẽ và dài để chim ấp trứng đảm bảo, khi nuôi con cần thay ổ thường xuyên 02lần/tuần và tránh tích tụ phân tại ổ đẻ

5. Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 20 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán thịt. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời từ 14-16 cặp con cháu.

Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.

Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.

Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.

Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5-7 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7-10 ngày sau đẻ tiếp.